Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở, nó được phát triển dựa trên nền tảng của hệ điều hành Unix, nhưng lại hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng. Hệ điều hành Linux ban đầu được tạo ra để dành riêng cho những máy tính cá nhân được thiết kế dựa trên kiến trúc Intel x86. Tuy nhiên sau đó đã được ứng dụng sang cho nhiều kiểu kiến trúc khác hơn hẳn bất kỳ hệ điều hành nào đã từng ra đời trước đây.
Hệ điều hành Linux được sử dụng rộng rãi ngày nay để miêu tả tổng thể về một hệ điều hành tương tự như hệ điều hành Unix (GNU/Linux), được tạo nên bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các công cụ GNU. Hiện nay, Linux được phân ra làm nhiều nhánh nhỏ như: Ubuntu, Fedora, Linux Mint,… Tuy vậy Ubuntu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Hệ điều hành Linux là gì?
Ngày nay, hãng IBM và Dell, kế đến là Hewlett-Packard bắt đầu nhận hỗ trợ các máy tính sử dụng hệ điều hành Linux, nhằm mục đích thoát khỏi cái bóng quá lớn từ hệ điều hành Window trong thị trường máy tính hiện nay.
Người đã tạo ra hệ điều hành Linux được sử dụng rộng rãi ngày nay chính là Linus Torvalds, quốc tịch Phần Lan. Vào năm 1991, ông đã nảy ra một ý tưởng độc đáo về một hệ điều hành có thể thay thế hoàn toàn hệ điều hành Window, với những cải tiến vượt trội hơn. Suốt 3 năm nghiên cứu ròng rã, cuối cùng ông cũng cho ra được hệ điều hành đầu tiên là Linux 1.0, đặt nền móng cho một đế chế mạnh mẽ sau này, cạnh tranh trực tiếp với Window hay Mac OS.
Sở dĩ hệ điều hành Linux có thể gây được sức ảnh hưởng lớn và uy hiếp đến sự độc bá của hệ điều hành Window, đó là bởi những công dụng như sau:
- Miễn phí tất cả tính năng, là mã nguồn mở miễn phí hấp dẫn nhất hiện nay.
- Tính bảo mật cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và rất đa dạng.
- Giúp quản lý và phân phối dễ dàng các tài nguyên của hệ thống.
- Hệ điều hành Linux rất nhẹ, không ngốn tài nguyên như Window và phù hợp cả với những máy tính có cấu hình thấp và yếu.
Với những người đã quen với việc sử dụng hệ điều hành Window, việc sử dụng sang một hệ điều hành khác như Linux lúc đầu có thể gây ra nhiều khó khăn. Tuy nhiên một khi đã quen với Linux, chắc chắn người dùng sẽ hài lòng và thích sử dụng hơn so với Window. Một số điểm khác biệt giữa hai hệ điều hành này có thể kể đến:
Hệ điều hành Linux hoàn toàn không sử dụng Registry để lưu giữ thông tin đăng nhập, mật khẩu cũng như các loại thông tin khác như hệ điều hành Window. Các thông tin này trên Linux sẽ được sắp xếp dưới dạng module, và được Linux lưu trữ dữ liệu trên cơ sở phân cấp người sử dụng.
Với hệ điều hành Window, giao diện sử dụng không có quá nhiều sự khác biệt, nhất là từ phiên bản Window 8 cho đến Window 10 hiện nay. Tuy nhiên với hệ điều hành Linux, giao diện được tách hoàn toàn so với hệ thống lõi, cho nên người dùng có thể tùy biến giao diện mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào lên hệ thống.
Hệ điều hành Linux khác biệt gì so với hệ điều hành Windows
Trong hệ điều hành Linux, 3 loại users sau đây được phân quyền: Regular, Service và Administrator. Trong đó:
- Regular: Lưu trữ tất cả các file và thư mục
- Service: Hệ thống bảo mật cho máy tính
- Administrator: Phân quyền cho người sử dụng để cài đặt các phần mềm, file hệ thống,...
Trình quản lý các gói (Package Manager) trên hệ điều hành Linux bao gồm tất cả các chương trình được cài đặt trên hệ thống, chứ không sử dụng bộ cài đặt có đuôi .exe giống như Window. Với cách làm này, người sử dụng sẽ không cần phải tải file cài đặt trên trình duyệt như Chrome hay Firefox về máy tính mà chỉ cần truy cập trình quản lý các gói rồi lựa chọn chương trình cài đặt là xong.
- Tính miễn phí: Ưu điểm lớn nhất của hệ điều hành Linux chính là mã nguồn mở của nó là hoàn toàn miễn phí. Người dùng có thể tùy biến mọi câu code trong hệ điều hành theo ý của mình mà không sợ vi phạm bản quyền hay bị phạt như Window.
- Lựa chọn tốt nhất cho lập trình viên: Hệ điều hành Linux hỗ trợ cực tốt cho những người làm công việc lập trình, quản trị hệ thống. Đó là bởi tính ổn định và hiệu năng cực cao mà Linux mang lại cho người dùng.
- Tính bảo mật và an toàn cao: Nếu như với Window, virus sẽ khiến cho hệ điều hành này trở nên vất vả để chống đỡ. Thì với Linux, virus sẽ không thể hoạt động ổn định trên hệ điều hành này. Bạn chỉ cần xóa bỏ nó trong những câu lệnh nếu thấy chúng xuất hiện.
- Tính linh hoạt và phong phú: Do là mã nguồn mở, cho nên người sử dụng có thể chỉnh sửa dễ dàng trên hệ thống theo đúng ý thích của mình. Vậy nên Linux sẽ không hạn chế sự sáng tạo và tưởng tượng của người sử dụng để họ có thể tha hồ lựa chọn ý tưởng để thực hiện.
- Số lượng những ứng dụng hỗ trợ trên hệ điều hành Linux còn khá hạn chế, chưa được phong phú và đa dạng như trên hệ điều hành Window.
- Thực sự người sử dụng sẽ phải mất một khoảng thời gian để làm quen với Linux khi mà mới chuyển từ Window sang.
- Nếu bạn không phải là lập trình viên hay người thích làm việc trên hệ điều hành tùy biến, tốt nhất bạn không nên sử dụng hệ điều hành Linux mà nên chọn Window để được hỗ trợ nhiều ứng dụng phong phú hơn.
Hệ điều hành Linux kể từ khi ra đời cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản khác nhau được sử dụng. Trong đó những phiên bản sau đây là phổ biến nhất hiện nay:
- Fedora: Là phiên bản của Linux, tập trung chủ yếu cho việc phát triển các phần mềm miễn phí cho người sử dụng. Tuy nhiên khá là khó để cài đặt các chương trình đồ họa lên phiên bản này để sử dụng.
- Ubuntu: Là phiên bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay của Linux. Phiên bản này mang lại sự trải nghiệm người dùng ổn định và hiệu quả cao không thua kém gì so với Window.
Ubuntu là phiên bản được sử dụng nhiều nhất của hệ điều hành Linux
- Debian: Là phiên bản khá được yêu thích của giới lập trình viên trên thế giới. Tuy nhiên phiên bản này hoạt động khá chậm chạp.
- Linux Mint: Là phiên bản phối lại từ Ubuntu, phiên bản này rất được ưa thích và được sử dụng rộng rãi không thua kém so với đàn anh của mình.
- Slackware Linux: Là phiên bản lâu đời nhất của hệ điều hành Linux, hiện nay vẫn còn được sử dụng và thường xuyên được cập nhật.
- Puppy Linux: Là một bản phối lại từ chính phiên bản Slackware Linux, phiên bản này được thu gọn một cách tối giản, nhẹ nhất mà vẫn có thể hoạt động mượt mà trên các loại máy tính có cấu hình yếu.
Để sử dụng được hệ điều hành Linux một cách hiệu quả và dễ dàng nhất, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu sử dụng với Ubuntu hoặc Linux Mint, vì chúng gọn nhẹ và đa tính năng, phù hợp cho người mới sử dụng. Thông thường các phiên bản gọn nhẹ của hệ điều hành Linux đã được làm sẵn dưới định dạng những file ISO (giống như với các bản cài đặt Window). Bạn có thể tìm và tải chúng xuống máy tính từ website của nhà sản xuất. Sau đây là các bước cài đặt cụ thể:
Để có thể cài đặt dễ dàng các file ISO này, bạn nên ghi các file đó sang USB để có thể đưa file vào máy để cài đặt. Sử dụng các phần mềm như Universal USB Installer để tạo file cài đặt trên USB có thể sử dụng được.
Làm theo lần lượt các bước được ghi trong Universal USB Installer để có thể cài đặt hệ điều hành Ubuntu trên USB. Cuối cùng chọn vào Create để hoàn tất quá trình tạo file cài đặt.
Khi đã có USB chứa bộ cài Ubuntu bên trong, giờ đây bạn đã hoàn toàn có thể sử dụng để hoàn tất quá trình cài đặt hệ điều hành Linux trên máy tính của mình. Hãy cắm USB trực tiếp vào máy tính, sau đó khởi động lại rồi vào chế độ boot (thông qua phím F10, F12 hoặc Del tùy theo từng loại máy). Cuối cùng bạn hãy chọn lựa chế độ khởi động thông qua USB bên trong BIOS.
Khi hiện ra màn hình cài đặt, các bạn hãy lựa chọn Install Ubuntu để tiến hành cài hệ điều hành Linux cho máy tính của mình.
Màn hình cài đặt ban đầu
Tiếp theo, lựa chọn Continue để tiếp tục cài đặt:
Tiến hành lựa chọn phân vùng hệ thống để lựa chọn nơi chứa bộ cài Ubuntu:
Điều chỉnh phân vùng mà bạn muốn chọn để làm nơi cài đặt Ubuntu, bạn có thể xóa bớt những phân vùng không thực sự cần thiết để tối ưu hóa dung lượng ổ cứng.
Giờ đã đến lúc để cài đặt Ubuntu, nhưng trước hết bạn cần tạo phân vùng cho root, swap và home. Trước tiên, hãy tạo phân vùng cho root bằng cách chọn phân vùng trống và nhấp vào nút +
Ở đây, bạn nên lựa chọn kích thước cho root từ 15Gb trở lên, chọn định dạng hệ thống dạng ext4 (không chọn ntfs) và điểm gắn kết là (/)
Bước tiếp theo là tạo phân vùng Swap, người ta khuyên rằng nên lựa chọn kích thước dung lượng cho phân vùng này gấp 2 lần so với kích thước dung lượng RAM của bạn đang sử dụng (ví dụ RAM 4Gb thì nên chọn 8Gb dung lượng)
Cuối cùng là tạo phân vùng Home, hãy cố gắng phân bổ tất cả dung lượng trống còn lại cho phân vùng này. Bởi nó là nơi bạn sẽ tải các file hệ thống và lưu trữ tệp.
Khi đã hoàn tất việc tạo phân vùng root, swap và Home, hãy ấn vào nút Install Now để tiến hành cài đặt Ubuntu.
Hệ thống sẽ yêu cầu bạn lựa chọn khu vực mà bạn đang sinh sống, hãy lựa chọn cho phù hợp.
Thiết lập ngôn ngữ sử dụng trên hệ điều hành, thông thường là tiếng Anh.
Kế đến, hãy thiết lập tên tài khoản sử dụng và mật khẩu truy cập để bảo mật cho thiết bị của bạn.
Hệ thống sẽ tiến hành cài đặt hoàn chỉnh dựa trên các thiết lập mà bạn đã chọn. Sau khi đã hoàn tất việc cài đặt, bạn đã có thể sử dụng hệ điều hành Linux một cách tùy thích rồi.